info@sepon.com.vn (+ 84) 233 3851 151

SẢN PHẨM MỚI GẠO HỮU CƠ SEPON

Sản phẩm Gạo hữu cơ SEPON là một sản phẩm nằm trong chuỗi Đề án phát triển lúa hữu cơ, Vietgap giai đoạn 2021-2030 do SEPON GROUP (Tổng công ty thương mại Quảng Trị) làm chủ đầu tư.

GẠO HỮU CƠ SEPON

 

Sản phẩm Gạo hữu cơ SEPON là một sản phẩm nằm trong chuỗi Đề án phát triển lúa hữu cơ, Vietgap giai đoạn 2021-2030 do SEPON GROUP (Tổng công ty thương mại Quảng Trị) làm chủ đầu tư.

Với mục tiêu hình thành các vùng sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP thông qua hợp tác với các hợp tác xã; xây dựng và định hình mô hình liên kết giữa 5 nhà; xây dựng thương hiệu sản phẩm gạo sạch, gạo hữu cơ Quảng Trị để xuất khẩu; áp dụng dịch vụ nông nghiệp vào sản xuất để giảm chi phí; từ đó giúp nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nâng cao thu nhập; xây dựng, nhân rộng mô hình “làng sinh thái” gắn với xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu; mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiêp qua việc bán sản phẩm lúa, gạo đạt chuẩn hữu cơ và các sản phẩm sau gạo.

Hiện nay, SEPON đang tiến hành các bước trong giai đoạn đầu tiên của Dự án để xây dựng Xưởng sản xuất lúa gạo tại Khu công nghiệp Nam Đông Hà; xây dựng Nhà máy sấy lúa tại xã Hải Quế, Hải Lăng, Quảng Trị và Kho sấy lúa thành phẩm tại Cụm CN Diên Sanh, Hải Lăng, Quảng Trị để dữ trữ cho người dân, hợp tác xã sản xuất lúa hữu cơ và Vietgap, tiến tới hình thành sàn giao dịch lúa gạo.

 

SEPON hy vọng với Dự án này sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập và giải phóng sức lao động cho người dân tại tỉnh Quảng Trị, đưa thương hiệu gạo hữu cơ Quảng Trị vươn ra thế giới bằng cách khẳng định thương hiệu, xây dựng nhãn hiệu GẠO HỮU CƠ SEPON hoàn chỉnh với các tiêu chí phù hợp chứng chỉ chứng nhận hữu cơ USDA organic & EU.

 

P.s. Đề án trên chia thành 3 mốc thời gian:

Năm 2021-2022: Hoàn thành và xây dựng đề án quy hoạch vùng sản xuất lúa hữu cơ Quảng Trị. Thành lập khu tổ hợp sản xuất lúa hữu cơ: Sấy, bảo quản, sản xuất phân hữu cơ, chế phẩm sinh học; dịch vụ nông nghiệp…Hợp tác với người dân trồng lúa trên chính đất của họ. Phấn đấu đến:

Năm 2025: Toàn tỉnh có trên 1.000 ha lúa đạt tiêu chuẩn hữu cơ, trên 3.000 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Năm 2030: Nâng diện tích lúa hữu cơ lên trên 3.000 ha, diện tích lúa VietGAP trên 7.000 ha. (Chiếm 35% sản lượng lúa toàn Tỉnh).

------------------------------------

Chứng nhận hữu cơ USDA (United States Department of Agriculture) do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cấp yêu cầu sản phẩm phải chứa 95% thành phần hữu cơ. USDA cũng không cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết các  thành phần hóa học khi chế biến cũng như các hoạt động hữu cơ phải chứng minh rằng họ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.

Chứng nhận hữu cơ EU do Liên minh châu Âu EU kiểm soát và cấp giấy chứng nhận. Đây là chứng nhận nhằm kiểm tra độ an toàn, độ sạch của thực phẩm hoặc mỹ phẩm và có các yêu cầu riêng nghiêm ngặt từ giống, nguồn nước, vùng đệm, vật liệu, độ đa dạng sinh học, đầu vào hữu cơ.