Sáng ngày 6/6/2024, Đoàn cán bộ Học viện chính trị Khu vực II, Khoa kinh tế - chính trị đến nghiên cứu thực tế về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại SEPON. Dẫn đầu đoàn, có đồng chí Võ Văn Lợi, Trưởng khoa làm trưởng đoàn.
Sáng ngày 6/6/2024, Đoàn cán bộ Học viện
chính trị Khu vực III, Khoa kinh tế - chính trị đến nghiên cứu thực tế về tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại
SEPON. Dẫn đầu đoàn, có đồng chí Võ Văn Lợi, Trưởng khoa làm trưởng đoàn.
Tại buổi thực tế đoàn đã nghe Chủ tịch
HĐQT Hồ Xuân Hiếu báo cáo sơ lược quá trình hình thành, phát triển và tình hình
hoạt động SEPON trong những năm vừa qua. Với bề dày lịch sử và những thành tựu
đạt được trong 51 năm qua, SEPON đạt được những thành công nhất định như Huân
chương độc lập Hạng Nhì, hạng Ba, Huân chương lao động Hạng I, hạng II, hạng
III, rất nhiều bằng khen của Thủ tướng chính phủ và các cấp bộ ngành từ TW đến
địa phương.
Chủ tịch Hồ Xuân
Hiếu cũng giới thiệu về quy trình tuần hoàn nông nghiệp của Nhà máy tinh bột sắn
Hướng Hóa và Quy trình tuần hoàn nông nghiệp của các đơn vị trong toàn Công ty.
Theo đó đầu ra của đơn vị này sẽ là đầu vào của đơn vị khác, đầu ra của công đoạn
này sẽ là đầu vào của công đoạn khác. Từ đó, Sepon đã biến hao phí thành lợi
nhuận, sản xuất không sản phẩm thừa, nhân lực, vật lực được phát huy tối đa, nhờ
vậy mà hiệu quả của đơn vị và người dân không ngừng được tăng lên, cụ thể:
Vùng đồng bằng, Sepon đánh dấu bằng chu
kỳ tuần hoàn nông nghiệp từ cánh đồng lúa. Với vòng tròn khép kín từ đồng ruộng
đến bàn ăn, SEPON lấy tấm, cám được sản xuất từ Nhà máy gạo để sản xuất thức ăn
chăn nuôi cho trang trại heo, bò gà, vịt. Rơm, rạ, trấu làm đệm sinh học trong
chăn nuôi. Chất thải của gia súc, gia cầm tại Trang trại chăn nuôi để sản xuất phân
hữu cơ, bón lại cho cây lúa. Các sản phẩm trong chăn nuôi, SEPON cung cấp đến
các siêu thị, khách sạn, nhà hàng trực thuộc SEPON và bên ngoài. Như vậy vòng
tròn khép kín từ cây lúa, SEPON phục vụ lại cho cây lúa.
Đối với vùng miền núi thì quy trình
khép kín tại Nhà máy tinh bột sắn đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao
thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mãnh đất của mình. Chất thải
nhà máy sắn (nước thải, bả thải, rác thải) được Sepon xử lý triệt để đem lại hiệu
quả kinh tế cao như: Bả sắn (xác sắn) sấy khô để làm thức ăn gia súc. Nước thải
được xử lý lấy bigas để đốt lò thay than đá và hồi lưu để tái sử dụng, trước
khi thải ra môi trường để nuôi cá để tăng thu nhập cho nhân viên. Rác thải từ vỏ
gỗ củ sắn, Sepon dùng sản xuất phân bón bón ngược lại cho cây sắn. Như vậy Vòng
tròn khép kín từ cây sắn, SEPON phục vụ lại cho cây sắn.
Tại buổi thực tế, đoàn đã đi thăm ruộng
lúa hữu cơ tại xã Cam Hiếu, Cam Lộ, Quảng Trị; thăm xưởng sản xuất phân hữu cơ
tại Nhà máy viên nén năng lượng Cam Lộ, thăm hệ thống dây chuyển sản xuất gạo và dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi tại
Nhà máy nông sản Đông Hà; thăm cửa hàng cơm hữu cơ SEPON tại Công viên Cọ Dầu, Đông
Hà.
Kết thúc chuyến thực tế, hai bên thống nhất sẽ xây dựng chương trình thực tế cụ thể để các học viên của Học viện có thêm nhiều cơ hội nghiên cứu thực tế các mô hình hoạt động của SEPON góp phần phong phú nội dung đã học vào ứng dụng thực tiễn trong các tiết học cũng như những bài luận cuối khóa.
Bài: Hải Châu
Ảnh: Minh Vĩ
Một số hình ảnh tại buổi thực tế